12 thành phần mỹ phẩm nên tránh sử dụng khi mang thai

Tất cả các nguồn thông tin Twenty Gen sử dụng dưới đây đều được cập nhật từ website của các tổ chức hoặc chuyên gia uy tín trong lĩnh vực sức khỏe nhằm đảm bảo sự chính xác, khoa học và đáng tin cậy nhất khi phân tích thành phần mỹ phẩm cho mẹ bầu.

Xem thêm: Mỹ phẩm dùng được cho mẹ bầu từ các thương hiệu

THÀNH PHẦN MỸ PHẨM NÊN TRÁNH SỬ DỤNG

NHÓM CHẤT TÊN TRÊN BAO BÌ CHỨC NĂNG LÝ DO NÊN TRÁNH ĐỘ NGUY HẠI
Hydroquinone – HydroquinoneDưỡng trắng35%–45,3% được hấp thụ một cách có hệ thống qua da (Nguồn PubMed)★★★★★
Chemical Sunscreen– Oxybenzone
– Octinoxate
– Homosalate
– Octisalate
– Octocrylene
– Avobenzone
Chống nắngHấp thụ qua da và gây rối loạn nội tiết tố. Oxybenzone có liên quan đến Bệnh Hirschsprung ở trẻ sơ sinh (Nguồn ScienceDirect & EWG)★★★★★
Vitamin A – Retinol
– Retinal
– Retinoic Acid
– Retinyl Palmitate
– Retinyl Propionate
– Retinyl Acetate
– Retinaldehyde
– Hydroxypinacolone Retinoate
– Tretinoin
– Tazarotene
– Isotretinoin
Chống lão hóaCó 4 trường hợp được công bố về dị tật bẩm sinh liên quan đến việc sử dụng Tretinoin trong thời gian mang thai (Nguồn Pubmed)★★★★★
Formaldehyde – Formaldehyde
– Quaternium-15
– DMDM Hydantoin
– Imidazolidinyl Urea
– Diazolidinyl Urea
– Sodium Hydroxymethylglycinate
Bảo quản Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sinh sản và sẩy thai (Nguồn NISOH) ★★★★★
Essential Oils – Aniseed Oil
– Artemisia Oil
– Basil Oil
– Birch Oil
– Camphor Oil
– Cedarwood Oil
– Clary Sage Oil
– Clove Oil
– Hyssop Oil
– Mugwort Oil
– Oak Moss Oil
– Parsley Oil
– Pennyroyal Oil
– Peppermint Oil
– Rosemary Oil
– Tansy Oil
– Tarragon Oil
– Thuja Oil
– Thyme Oil
– Wintergreen Oil
– Wormwood Oil
Tạo mùi thơm Gây co bóp tử cung, có thể dẫn đến sinh non (Nguồn Parents) ★★★★★
PFAS – Methyl Perfluorobutyl Ether
– Tetradecyl Aminobutyroylvalylaminobutyric Urea Trifluoroacetate
– Trifluoropropyldimethyl/
Trimethylsiloxysilicate
– Perfluorooctyl Triethoxysilane
– Perfluorononylethyl Stearyl Dimethicone
– Perfluorobutylethyl Stearyl Dimethicone
Chống thấmLà “hóa chất vĩnh cửu” tồn tại rất lâu trong cơ thể, có thể gây ra các bệnh lý về ung thư, tuyến giáp… (Nguồn NIH) ★★★★★
Parabens – Propylparaben
– Butylparaben
– Isopropylparaben
– Isobutylparaben
– Methylparaben
– Ethylparaben
Bảo quản Gây rối loạn nội tiết và có thể gây tăng cân sau sinh (Nguồn MDPI)★★★★☆
Diethanolamine (DEA) – Diethanolamine
– Oleamide DEA
– Lauramide DEA
– Cocamide DEA
– Dung môi
– Nhũ hóa
Tác động bất lợi đến kết quả mang thai và sự phát triển của não bộ thai nhi (Nguồn PubMed)★★★★☆
Dihydroxyacetone (DHA) – Dihydroxyacetone
(ít sử dụng ở VN)
Nhuộm da 50% DHA có thể hấp thụ vào máu, nhưng không có bằng chứng có đi qua nhau thai hay không (Nguồn NIH)★★★★☆
Aluminum – Aluminum
– Aluminum Chloride
– Aluminum Chlorohydrate
Cân bằng độ pHGây suy giảm hành vi thần kinh ở chuột con khi chuột mẹ hấp thụ quá nhiều Al trong thời kỳ mang thai. Chưa có báo cáo trên người (Nguồn MDPI)★★★☆☆
Synthetic Fragrances – Fragrance
– Parfum
– Aroma
Tạo mùi thơmCó thể xâm nhập qua da, làm cản trở quá trình thải độc tế bào. Chưa có báo cáo về tác dụng phụ đối với thai nhi nhưng có báo cáo về việc làm giảm sự phát triển của ấu trùng vẹm nước (Nguồn PubMed)★★★☆☆

Ngoài ra, còn một số thành phần hóa học khác như Phthalates, Triclosan, Toluene, Bisphenol-A … cũng nên tránh sử dụng khi mang thai. Tuy nhiên, chúng xuất hiện khá ít trong mỹ phẩm, thay vào đó được ứng dụng nhiều hơn trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như nước súc miệng, kem đánh răng, nước hoa… Do đó, Twenty Gen không liệt kê ở bảng trên nhưng mẹ vẫn nên xem kỹ bao bì của bất kỳ sản phẩm nào khi mua để đảm bảo an toàn tốt nhất.

THÀNH PHẦN MỸ PHẨM CÓ THỂ SỬ DỤNG VỚI MỘT LƯỢNG NHỎ

NHÓM CHẤTTÊN TRÊN BAO BÌCHỨC NĂNGLÝ DO NÊN HẠN CHẾĐỘ NGUY HẠI
BHA – Salicylic Acid
– Betaine Salicylate
Trị mụn Khoảng 10% BHA tồn tại trong da khi bôi, tỷ lệ cao hơn nếu dùng ở vùng da tổn thương. Chưa có báo cáo về tác dụng phụ đối với thai nhi (Nguồn PubMed)★★☆☆☆
AHA– Glycolic Acid
– Tẩy tế bào chết
– Dưỡng sáng
Đã có nghiên cứu trên động vật chứng minh tác dụng phụ của Glycolic Acid đối với khả năng sinh sản khi sử dụng liều cao. Chưa có nghiên cứu được thực hiện trên người nhưng các chuyên gia cho rằng nó an toàn khi bôi tại chỗ trong thời kỳ mang thai khi sử dụng với một lượng nhỏ trong mỹ phẩm (Nguồn PubMed)★★☆☆☆
Talc – Talc – Hút dầuTalc có thể bị nhiễm sợi amiăng, gây nguy cơ ngộ độc đường hô hấp và ung thư. Tuy nhiên, theo công bố mới nhất của FDA vào ngày 5/4/2024 về việc thử nghiệm 50 mẫu mỹ phẩm có chứa Talc thì kết quả cho thấy “Không phát hiện amiăng trong bất kỳ mẫu nào trong số 50 mẫu được thử nghiệm”. Dù vậy, thành phần này vẫn nên hạn chế sử dụng trong các sản phẩm dạng bột (có thể hít vào) để hạn chế rủi ro về các vấn đề hô hấp. (Nguồn FDA)★★☆☆☆
Licorice Extract – Glycyrrhiza Glabra (Licorice) Root Extract
– Glycyrrhiza Uralensis (Licorice) Root Extract
– Spanish Licorice Root Extract
– Glycyrrhiza Inflata Root Extract
– Oil Soluble Licorice Extract
– Dipotassium Glycyrrhizate
– Glycyrrhetinic Acid
– Stearyl Glycyrrhetinate
– Ammonium Glycyrrhizate
Dưỡng trắng Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi khi sử dụng với lượng lớn qua đường ăn/uống (hơn 250g/tuần). Chưa có báo cáo về tác dụng phụ trong mỹ phẩm (Nguồn Health) ★★☆☆☆
Essentail Oils– Benzoin
– Bergamot
– Black pepper
– Chamomile German
– Chamomile Roman
– Cypress
– Eucalyptus
– Frankincense
– Geranium
– Ginger
– Grapefruit
– Juniper
– Lavender
– Lemon
– Mandarin
– Marjoram Sweet
– Neroli
– Petitgrain
– Rose Otto
– Sandalwood
– Sweet Orange
– Tea Tree
– Ylang Ylang
Tạo mùi thơmKhông gây ảnh hưởng cho sự phát triển của thai nhi (nồng độ pha loãng khuyến nghị < 1%) nhưng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm hoặc kích thích khứu giác của mẹ bầu. Khuyến nghị không sử dụng trong tam cá nguyệt đầu tiên (Nguồn IFPA)★★☆☆☆
Natural Fragrances – Limonene
– Linalool
– Citral
– Citronellol
– Geraniol 
– Hexyl Cinnamal
– Hydroxycitronellal
Tạo mùi thơm Có nguồn gốc từ tinh dầu, có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm ★★☆☆☆
Phenoxyethanol – Phenoxyethanol Bảo quản Nguy cơ gây kích ứng da và ảnh hưởng đến hệ thần kinh khi sử dụng cho trẻ sơ sinh. Không gây độc tính cho phôi thai và thai nhi khi sử dụng cho mẹ bầu (Nguồn Sage Journals) ★☆☆☆☆
Benzoyl Peroxide – Benzoyl Peroxide Trị mụn Không được phát hiện trong huyết thanh. Một lượng nhỏ chất chuyển hóa benzoate được hấp thu và đào thải dễ dàng (Nguồn PubMed) ★☆☆☆☆

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *