Các nguồn thông tin Twenty Gen sử dụng dưới đây được thu thập từ Thư viên Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine) nhằm đảm bảo sự chính xác và khoa học nhất khi phân tích thành phần mỹ phẩm cho mẹ bầu và mẹ bỉm.
THÀNH PHẦN MỸ PHẨM NÊN HẠN CHẾ SỬ DỤNG
NHÓM CHẤT | TÊN TRÊN BAO BÌ | LÝ DO NÊN TRÁNH |
PFAS (Chống thấm) | – Methyl Perfluorobutyl Ether – Tetradecyl Aminobutyroylvalylaminobutyric Urea Trifluoroacetate – Trifluoropropyldimethyl/ Trimethylsiloxysilicate – Perfluorooctyl Triethoxysilane – Perfluorononylethyl Stearyl Dimethicone | PFAS đã được tìm thấy trong huyết thanh của trẻ sơ sinh từ 2 – 4 tháng tuổi khi mẹ bị phơi nhiễm trước và sau sinh. Thành phần này có thể gây độc tính miễn dịch, ung thư…(Nguồn PubMed [1] [2]) |
Parabens (Bảo quản) | – Propylparaben – Butylparaben – Isopropylparaben – Isobutylparaben – Methylparaben – Ethylparaben | Paraben có thể hấp thụ qua da và được tìm thấy trong mẫu sữa mẹ. Thành phần này có liên quan đến rối loạn hoạt động của Estrogen. (Nguồn ScienceDirect & National Library Of Medicine) |
Formaldehyde (Bảo quản) | – Formaldehyde – Quaternium-15 – DMDM Hydantoin – Imidazolidinyl Urea – Diazolidinyl Urea – Sodium Hydroxymethylglycinate | Nghiên cứu trên động vật đang cho con bú cho thấy nồng độ Formaldehyde> 2 ppm có thể xâm nhập vào sữa. Chưa có nghiên cứu trên người nhưng thành phần này có thể liên quan đến bệnh ung thư (Nguồn NIOSH & American Cancer Society) |
Chemical Sunscreen (Chống nắng) | – Oxybenzone – Octinoxate – Homosalate – Avobenzone – Enzacamene | Hấp thụ qua da và đi vào máu, được phát hiện trong mẫu sữa mẹ, nước tiểu và huyết tương trong vài tuần sau khi được sử dụng lần cuối, đã được chứng minh có thể gây rối loạn nội tiết tố (Nguồn EWG) |
Diethanolamine (DEA) (Dung môi/Nhũ hóa) | – Diethanolamine – Oleamide DEA – Lauramide DEA – Cocamide DEA | Diethanolamine đã được chứng minh có thể hấp thụ qua da. Chưa tìm thấy bằng chứng về DEA trong sữa mẹ. Nhưng thành phần này đã được chứng mình gây ra khối u gan ở chuột thí nghiệm (Nguồn National Library Of Medicine) |
Hydroquinone (Dưỡng trắng) | – Hydroquinone | Khoảng 35 – 45% Hydroquinone bôi tại chỗ được hấp thu qua da. Sự an toàn của trẻ sơ sinh khi mẹ sử dụng Hydroquinone vẫn chưa được xác định nhưng khuyến cáo không nên dùng. (Nguồn National Library Of Medicine) |
Retinol (Chống lão hóa) | – Retinol – Retinal – Retinoic Acid – Retinyl Palmitate – Retinyl Propionate – Retinyl Acetate – Retinaldehyde – Hydroxypinacolone Retinoate – Tretinoin – Tazarotene – Isotretinoin | Retinol được hấp thụ kém khi bôi tại chỗ nên nó được coi là có nguy cơ thấp đối với trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, thành phần này có thể gây hại cho làn da mỏng mảnh của trẻ sơ sinh khi tiếp xúc từ da mẹ. (Nguồn National Library Of Medicine) |
Synthetic Fragrances (Tạo mùi thơm) | – Fragrance – Parfum – Aroma | Fragrances đã được tìm thấy trong sữa mẹ. Thành phần này thường chứa Phthalate. Trẻ em tiếp xúc nhiều với Phthalate từ nhỏ có nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng và viêm đường hô hấp cao hơn (Nguồn PubMed) |
THÀNH PHẦN MỸ PHẨM CÓ THỂ SỬ DỤNG VỚI MỘT LƯỢNG NHỎ
NHÓM CHẤT | TÊN TRÊN BAO BÌ | LÝ DO NÊN TRÁNH |
BHA < 2% (Tẩy tế bào chết/Trị mụn) | – Salicylic Acid – Betaine Salicylate | BHA khó có thể được hấp thụ hoặc xuất hiện đáng kể trong sữa mẹ nên được coi là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, tránh bôi lên những vùng da có thể tiếp xúc trực tiếp với da trẻ sơ sinh hoặc nơi bé có thể liếm được (Nguồn National Library of Medicine) |
Cam Thảo (Kháng viêm/Dưỡng sáng) | – Glycyrrhiza Glabra (Licorice) Root Extract – Glycyrrhiza Uralensis (Licorice) Root Extract – Spanish Licorice Root Extract – Glycyrrhiza Inflata Root Extract – Oil Soluble Licorice Extract – Dipotassium Glycyrrhizate – Glycyrrhetinic Acid – Stearyl Glycyrrhetinate | Đã có trường hợp 2 trẻ sơ sinh nhập viện vì nôn mửa sau khi cả 2 bà mẹ đều uống nhiều hơn 2 lít trà thảo dược có chứa Cam Thảo mỗi ngày. Thành phần này cũng được chứng minh gây tăng huyết áp và hạ kali máu ở mẹ. Tuy nhiên, liều dùng của Cam Thảo trong mỹ phẩm rất nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí, Cam Thảo còn được kết hợp với các loại thảo dược khác dùng làm trà cho trẻ sơ sinh để điều trị chứng đau bụng ngắn hạn. (Nguồn National Library of Medicine) |
Herb Oil (Tinh dầu thảo dược) | – Aniseed Oil (Đại hồi) – Basil Oil (Húng quế) – Birch Oil (Bạch dương) – Clary/Sage Oil (Xô thơm) – Camphor Oil (Long não) – Hyssop Oil (Bài hương) – Mugwort Oil (Ngải cứu) – Parsley Oil (Mùi tây) – Pennyroyal Oil (Bạc hà hăng) – Peppermint Oil (Bạc hà Âu) – Rosemary Oil (Hương thảo) – Sage Oil (Xô thơm) – Tansy Oil (Cúc ngải) – Tarragon Oil (Ngải giấm) – Thuja Oil (Nhai bách) – Wintergreen Oil (Lộc đề) – Wormwood Oil (Ngải đắng) | Có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa nếu sử dụng với nồng độ lớn để massage da. Tuy nhiên, tinh dầu khi được sử dụng trong mỹ phẩm thường được pha lãng và chỉ chiếm từ 0,8 – 1% nên rủi ro rất thấp. Dù vậy, chúng vẫn gây kích ứng cho làn da nhạy cảm (Nguồn International Childbirth Education Association) |
Essential Oils (Tinh dầu tạo mùi thơm) | – Benzoin Oil (Cánh kiến trắng) – Bergamot Oil (Cam bergamot) – Black Pepper Oil (Tiêu đen) – Chamomile German Oil (Cúc Đức) – Chamomile Roman Oil (Cúc La Mã) – Cypress Oil (Trắc bách diệp) – Eucalyptus Oil (Bạch đàn) – Frankincense Oil (Nhũ hương) – Geranium Oil (Phong lữ) – Ginger Oil (Gừng) – Grapefruit Oil (Bưởi) – Juniper Oil (Bách xù) – Lavender Oil (Oải hương) – Lemon Oil (Chanh) – Mandarin Oil (Quýt) – Marjoram Sweet Oil (Kinh giới ngọt) – Neroli Oil (Hoa cam) – Petitgrain Oil (Lá chanh) – Rose Otto Oil (Hoa hồng) – Sandalwood Oil (Đàn hương) – Sweet Orange Oil (Cam ngọt) – Tea Tree Oil (Tràm trà) – Ylang Ylang Oil (Hoàng làn) | Không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng có thể làm tăng độ mẩn cảm cho làn da (Nguồn Healthline) |
Natural Fragrances (Tạo mùi thơm) | – Limonene – Linalool – Citral – Citronnellol – Geraniol | Có nguồn gốc từ tinh dầu, có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm |
Phenoxyethanol (Bảo quản) | – Phenoxyethanol | Phenoxyethanol có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của trẻ sơ sinh khi nuốt phải. Nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa Phenoxyethanol ở vùng ngực/ti trong thời gian cho con bú. Chưa có báo cáo cho thấy Phenoxyethanol có thể hấp thụ qua da đủ lớn để đi vào sữa mẹ khi sử dụng với nồng độ quy định < 1%. (Nguồn Campaign for Sage Cosmetics) |
Talc (Hút dầu) | – Talc | Talc có thể bị nhiễm sợi amiăng, gây nguy cơ ngộ độc đường hô hấp và ung thư. Tuy nhiên, theo công bố của FDA vào ngày 5/4/2024 về việc thử nghiệm 50 mẫu mỹ phẩm có chứa Talc thì kết quả cho thấy “Không phát hiện amiăng trong bất kỳ mẫu nào trong số 50 mẫu được thử nghiệm”. Dù vậy, thành phần này vẫn nên hạn chế sử dụng trong các sản phẩm dạng bột (có thể hít vào). Chưa có báo cáo cho thấy Talc có thể hấp thụ vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. (Nguồn FDA) |
LƯU Ý:
Bên cạnh những thành phần mỹ phẩm nên tránh sử dụng khi đang cho con bú, mẹ cũng nên tránh sử dụng mỹ phẩm lên các vùng da bé có thể tiếp xúc trực tiếp và có thể liếm/nuốt phải như ngực/ti để đảm bảo an toàn tốt hơn cho con yêu.