11 thành phần hóa mỹ phẩm nên tránh sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh nên dễ dàng hấp thu và phản ứng với các thành phần trong mỹ phẩm cao hơn nhiều lần so với người trưởng thành. Ngoài ra, do tỷ lệ trao đổi chất cao và các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện việc tiếp xúc với các thành phần không an toàn có thể mang đến nhiều rủi ro cho sức khỏe của bé mà bố mẹ không ngờ tới. Hiện nay, mặc dù đã có nhiều sản phẩm làm sạch và chăm sóc da được thiết kế dành riêng cho trẻ em hoặc trẻ sơ sinh nhưng điều đó cũng không đảm bảo an toàn tuyệt đối vì một số thành phần độc hại có thể được đưa vào công thức ở nồng độ thấp, vượt qua các cuộc kiểm nghiệm nhưng sẽ để lại rủi ro cho bé khi sử dụng thời gian dài. Thế nên, để giúp bố mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm thật sự an toàn cho con yêu, Twenty Gen đã tiến hành sàng lọc thông tin từ các nguồn y tế uy tín và tổng hợp lại 11 thành phần nên tránh sử dụng sau đây. Bố mẹ hãy hạn chế tối đa việc sử dụng dầu gỗi, sữa tắm hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho con có chứa các thành phần này nhé:

NHÓM CHẤTTÊN TRÊN BAO BÌCHỨC NĂNGLÝ DO NÊN TRÁNHĐỘ NGUY HẠI
PFAS – Methyl Perfluorobutyl Ether
– Tetradecyl Aminobutyroylvalylaminobutyric Urea Trifluoroacetate
– Trifluoropropyldimethyl/
Trimethylsiloxysilicate
– Perfluorooctyl Triethoxysilane
Bảo quản Các nghiên cứu cho thấy PFAS có liên quan đến sự suy giảm nồng độ kháng thể ở trẻ nhỏ và ảnh hưởng bất lợi đến việc tiêm chủng ngừa rubella, quai bị và cúm Hemophilus (Nguồn PubMed) ★★★★★
Parabens – Propylparaben
– Butylparaben
– Isopropylparaben
– Isobutylparaben
– Methylparaben
– Ethylparaben
Bảo quảnParaben có thể hấp thụ qua da và được phát hiện trong nước tiểu của hơn 91% trẻ em Hoa Kỳ. Việc tiếp xúc với Paraben có thể thúc đẩy phát triển sinh lý sớm ở trẻ nhỏ do có liên quan đến hoạt động của Estrogen.
(Nguồn PubMed)
★★★★★
Formaldehyde – Formaldehyde
– Quaternium-15
– DMDM Hydantoin
– Imidazolidinyl Urea
– Diazolidinyl Urea
– Sodium Hydroxymethylglycinate
Bảo quản Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với Formaldehyde ở trẻ sơ sinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc hoặc trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp (Nguồn PubMed)★★★★★
Talc – Talc Hấp thụ dầu thừa Bột Talc có thể làm khô màng nhầy của phế quản, làm suy giảm cơ chế thanh lọc phổi, dẫn đến suy hô hấp ở trẻ em. Đã có tính trạng bé gái 18 tháng tuổi bị suy hô hấp nghiêm trọng sau khi hít phải bột Talc (Nguồn Italian Journal of Pediatrics) ★★★★★
Synthetic Fragrances – Fragrance
– Parfum
– Aroma
Tạo mùi thơm Fragrances có thể dẫn đến hen suyễn, viêm da tiếp xúc, đau đầu… đối với trẻ em có làn da mỏng, các cơ quan chưa trưởng thành và tỷ lệ trao đổi chất cao. Chúng cũng có thể là chất gây ung thư, chất độc thần kinh và có liên quan đến rối loạn sinh sản. (Nguồn ScienceDirect) ★★★★★
Phenoxyethanol – Phenoxyethanol Bảo quản Phenoxyethanol có thể gây kích ứng da và làm suy yếu hệ thần kinh của trẻ sơ sinh (Nguồn Campaign for Safe Cosmetics) ★★★★★
Diethanolamine (DEA) – Diethanolamine
– Oleamide DEA
– Lauramide DEA
– Cocamide DEA
– Dung môi
– Nhũ hóa
Nghiên cứu trên chuột cho thấy DEA có thể tác động bất lợi đến kết quả mang thai và sự phát triển não bộ. Nó cũng được xác định có mối liên quan với sự gia tăng khối u gan và thận ở chuột. Chưa có kết luận trên người.
(Nguồn PubMed)
★★★★★
Talc– Talc– Hấp thụ độ ẩmTalc có thể bị nhiễm sợi amiăng, gây nguy cơ ngộ độc đường hô hấp và ung thư. Tuy nhiên, theo công bố mới nhất của FDA vào ngày 5/4/2024 về việc thử nghiệm 50 mẫu mỹ phẩm có chứa Talc thì kết quả cho thấy “Không phát hiện amiăng trong bất kỳ mẫu nào trong số 50 mẫu được thử nghiệm”. Dù vậy, thành phần này vẫn nên tránh sử dụng cho trẻ sơ sinh có hệ hô hấp còn non yếu (Nguồn FDA)★★★★★
Alcohol – Ethanol
– Methanol
– Ethyl Alcohol
– Alcohol Denat
– Benzyl Alcohol
– Isopropyl Alcohol
– Dung môi
– Kháng khuẩn
Việc hấp thụ Ethanol qua vùng da chưa trưởng thành có thể gây nhiễm độc cho trẻ sơ sinh. Đã có tình trạng ngộ độc Ethanol ở 28 trẻ em, từ 1 đến 33 tháng tuổi sau khi đắp khăn tẩm cồn để giảm đau bụng. Hai trẻ đã bị tử vọng (Nguồn PubMed) ★★★★★
Chemical Sunscreens – Oxybenzone
– Octinoxate
– Homosalate
– Octisalate
– Octocrylene
– Avobenzone
Chống nắngCác thành phần chống nắng hóa học hấp thụ qua da và có thể được phát hiện trong máu vài tuần sau khi sử dụng lần cuối. Oxybenzone, Octinoxate, Homosalate & Avobenzone có thể gây rối loạn nội tiết tố.
(Nguồn EWG)
★★★★☆
Sulfates – Sodium Lauryl Sulfate
– Sodium Laureth Sulfate
– Sodium Myreth Sulfate
Làm sạchNguy cơ gây kích ứng da và mắt, khiến da và tóc khô ráp do mất đi lớp dầu tự nhiên trên bề mặt (Nguồn Healthline)★★★★☆
Synthetic Colours– CI 77499
– CI 77492
– CI 77491
– CI 61565
– CI 77007
Tạo màuCó nhiều tác dụng phụ được ghi nhận ở các chất tạo màu khác nhau trong mỹ phẩm. Trong đó, phổ biến nhất là gây viêm da, dị ứng, nổi mề đay…(Nguồn MDPI)★★★★☆

LƯU Ý:

  • Trên đây những thành phần không an toàn toàn thường gặp nhất trong mỹ phẩm, chứ chưa phải là tất cả
  • Không có sản phẩm an toàn tuyệt đối, tùy theo cơ địa của mỗi bé có thể phản ứng với một thành phần bất kỳ được cho là an toàn trong mỹ phẩm. Thế nên, nếu thấy con có biểu hiện bất thường, bố mẹ nên ngưng sử dụng sản phẩm và đưa đến sơ sở y tế gần nhất hoặc tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
  • Những thông tin trong bài viết được thu thập từ Thư viên Y học Quốc gia Mỹ (National Library of Medicine). Twenty Gen chỉ là nơi tổng hợp và chia sẻ lại thông tin nhằm mang đến những kiến thức khoa học, hữu ích và dễ hiểu nhất cho các bà mẹ Việt trong việc lựa chọn sản phẩm an toàn cho con yêu. Chúng tôi tuyên bố miễn trừ trách nhiệm đối với bất kỳ quyết định nào của người dùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *